Search Intent là gì? 7 cách tối ưu Search Intent hiệu quả

Search Intent là gì mà khiến các anh em SEOer phải đau đầu suy nghĩ? Nó có thật sự cần thiết với một content chuẩn SEO. Trong bài viết này, hãy cùng SEOStartUp tìm hiểu 7 cách tối ưu Search Intent hiệu quả nhất.

Search Intent là gì?

Search Intent là gì?

Search Intent (hay User Intent) là thuật ngữ trong SEO chỉ những ý định tìm kiếm, tức mục tiêu cuối cùng của người dùng khi sử dụng công cụ Search Engine. Nói dễ hiểu hơn, đó là việc khách hàng tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của họ về một vấn đề nào đó. Nếu trang website nào đáp ứng được nhu cầu này, nó sẽ tự động được tăng thứ hạng trong Google.

Search Intent quan trọng thế nào đối với SEOer

Google hoạt động theo mục tiêu cung cấp cho người dùng những kết quả phù hợp với các truy vấn được đặt ra. Vì thế, một bài viết thật sự hữu ích và đem đến cho người dùng những thông tin đầy đủ, cụ thể sẽ được nằm trong top trả kết quả của Google.

Còn nhiệm vụ của một SEOer đối với Search Intent là gì? Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc giữ chân khách hàng để họ quan tâm tới sản phẩm mà bạn muốn được chú ý tới. Cụ thể, nếu bạn cung cấp cho người truy vấn những thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc, họ sẽ liên tục ở lại trang web của bạn mà không cần phải truy cập thêm các website khác.

Search Intent quan trọng như thế nào?

Điều này đồng nghĩa rằng họ dành nhiều thời gian lâu hơn cho trang của bạn. Đây là một dấu hiệu tích cực, bởi Google sẽ căn cứ vào đó và nâng thứ hạng website lên cao hơn trong bảng xếp hạng. Giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy và truy cập vào nội dung trang web.

Lợi ích của Search Intent

Bên cạnh việc hiểu rõ Search Intent, bạn cũng cần nắm được những lợi ích khi sử dụng thao tác này để có thể tối ưu ý định tìm kiếm một cách hiệu quả hơn.

Lợi ích của Search Intent là gì?

Hiện nay, trung bình một từ khóa được tìm kiếm, Google sẽ trả hơn 80.000.000 kết quả trong vòng 0,62s. Chính vì thế, việc sử dụng công cụ Search Intent nhằm đẩy mạnh quá trình tiếp cận của website đến khách hàng. Điều này không những mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn tối ưu công việc của một SEOer.

Đối với doanh nghiệp

Theo như thống kế gần đây của Google cho thấy, 82% người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để tra cứu các doanh nghiệp, cửa hàng và những nơi buôn bán gần nơi họ sinh sống.

Điều này đồng nghĩa rằng hầu hết mọi khách hàng đều có nhu cầu đến trực tiếp để xem tận mắt các sản phẩm tại cửa hàng ở phạm vi 10km đổ lại. Trong trường hợp nếu bạn tối ưu đúng Search Intent của người dùng như: mã zip, địa chỉ, quận huyện, khu phố, thành phố… doanh nghiệp sẽ thu hút được số lượng lớn khách quanh khu vực cửa hàng của mình.

Đối với SEOer

Bước sang năm 2021, khâu nghiên cứu ý định mua hàng của người dùng, hay còn gọi là Search Intent có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc tìm hiểu tâm lý khách hàng mà còn hoàn thành tốt công việc của một SEOer:

Đáp ứng nhu cầu người dùng và tăng tỉ lệ tương tác với doanh nghiệp

Search Intent là gì đối với SEO? Đây chính là cánh tay liên kết với các công cụ tìm kiếm góp phần tăng lượt truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Và dĩ nhiên, họ không chỉ tìm kiếm thông tin trên 1 website mà phải từ nhiều nguồn khác.

Vai trò của Search Intent đối với SEOer

Tuy nhiên, nếu 1 bài viết trong trang web nào đó có thể giải đáp được mọi ý định tìm kiếm, khách hàng sẽ không phải thoát trang mà dành thời gian ở lại đọc thông tin. Đây là một trong những biện pháp hoàn hảo nhất để có thể đẩy thứ hạng trang web doanh nghiệp lên top Google.

Tăng lượt xem trang và lọt top Google

Khi đánh trúng vào User Intent sẽ khiến khách hàng tò mò và hài lòng ngay vì vấn đề tìm kiếm đang được giải đáp. Do đó, với sự hỗ trợ của Search Intent, nhiều người sẽ biết đến website của bạn, góp phần đẩy bài viết vào bảng xếp hạng thịnh hành của Google.

Phân loại Search Intent

Bước tiếp theo bạn cần làm là phân loại các ý định tìm kiếm một cách cụ thể. Thực tế hiện nay có rất nhiều cách Search Intent và thường được chia thành 4 loại tương ứng với các hình thức tìm kiếm khác nhau:

Phân loại Search Intent

1. Ý định tìm kiếm thông tin – Information Search Intent

Khi khách hàng có những thắc mắc cụ thể về một vấn đề nhất định hoặc thông tin về chủ thể nào đó họ sẽ tìm kiếm để được giải đáp. Đây là hình thức thể hiện phổ biến của Informational Search Intent, tức là các truy vấn dưới dạng câu hỏi hoặc một cụm từ bình thường.

Một số ví dụ về ý định Information Search:

  • “Cách giảm cân”
  • “Sơn Tùng MTP là ai?”
  • “Search Intent là gì?”
  • “Cách làm bánh tráng ngon”
  • “Hoa hậu Việt Nam 2021”

2. Ý định tìm kiếm điều hướng – Navigation Search Intent

Lúc này người dùng đã xác định được hướng đến cụ thể, họ đang có nhu cầu tìm kiếm một website nhưng lười gõ ra toàn bộ dòng url của trang hoặc không chắc về địa chỉ đường dẫn cụ thể. Vì thế, họ chọn cách “Google it”.

Một số ví dụ truy vấn điều hướng:

  • “SEOStartup”
  •  “đăng nhập facebook”
  •  “mp3”
  • “instagram login”
  • “sổ xố dantri”

3. Ý định tìm kiếm giao dịch – Transactional Search Intent

Khi thực hiện thao tác này, người dùng đang có ý định tìm kiếm phương thức giao dịch, mua bán sản phẩm, thuê dịch vụ, trao đổi hàng hóa… Bên cạnh đó, họ sẽ thường đề cập đến một vài từ như: mua, bán, giá, khuyến mãi, ở đâu, đặt, giao hàng….

Transactional Search Intent

Trên thực tế phương thức tìm kiếm này tương đối giống với Informational Intent. Vì thế, để tối ưu khả năng tiếp cận khách hàng, nên phối hợp cả hai cách để tạo hiệu quả cao hơn.

Một số ví dụ về tìm kiếm Transactional:

  • “mua chung cư sài gòn”
  • “mua iphone 13 pro max”
  • “bán nhà tphcm”
  • “kem nền max factor”
  • “khuyến mãi big c”

4. Ý định tìm kiếm điều tra thương mại – Commercial Investigation Search Intent

Loại User Intent này xuất hiện trong quá trình người tìm kiếm đang băn khoăn giữa các thương hiệu hoặc sản phẩm khác nhau. Do đó, truy vấn của họ mang ý định tìm hiểu nội dung so sánh, đánh giá giữa hai chủ thể để tìm ra cái tốt nhất trong một loạt các kết quả khác nhau.

Search Intent là gì trong SEO

Những người này thường đã có Transactional Search Intent nhưng cần thêm thời gian và thông tin thuyết phục.

Một số ví dụ Commercial Investigation Keywords:

  • “những đánh giá apple watch series 7”
  • “các màu son đẹp nhất”
  • “top nước hoa chanel”
  • “giày sneaker dior”
  • “các cách Search Intent”

5. Ý định tìm kiếm tổng hợp – Split Search Intent

Khách hàng trong giai đoạn này đang không rõ ý định tìm kiếm và chỉ search ngẫu nhiên. Vì thế, kết quả trả về sẽ tổng hợp tất cả các hình thức như: hình ảnh, video, tin tức, bản đồ…

Một số ví dụ về tìm kiếm Split:

  • “bánh mì”
  • “kem trộn”
  • “son 3ce”
  • “làm tóc”
  • “trang điểm”

Nghệ thuật tối ưu Search Intent

Sau khi đã hiểu được Search Intent là gì thì bạn hãy lập tức xác định và phân tích ý định tìm kiếm nhằm tối ưu User Intent. Hãy để SEOstartup review cho bạn 6 bí quyết chinh phục Search Intent hiệu quả nhất:

Search Intent thông qua Keywords

Đây là bước đầu tiên trong việc tối ưu Search Intent, khi bạn xác định được từ khóa chính có lượng tìm kiếm cao nhất thì khả năng 60% bài viết sẽ nằm ở top đầu của Google. Trong đó, có 5 loại Intent phổ biến giúp bạn làm được việc đó là: thông tin, điều hướng, giao dịch, thương mại, tổng hợp.

Tối ưu Search Intent thông qua Keyword

Ví dụ: Từ khóa “mua chuột máy tính” là loại thương mại nhưng “chuột máy tính nhạy” lại là ý định tìm kiếm thông tin.

Vì thế, chỉ cần hiểu được Search Intent và xác định đúng loại là bạn đã nắm chắc 50% cơ hội vượt top. Bên cạnh đó, đừng quên sàng lọc các trang có điểm trùng khớp để tìm những thông tin khác biệt và xây dựng nội dung “có 1 không 2”. Vì tất nhiên, không ai muốn đọc một bài viết bị trùng lặp nội dung quá nhiều.

Thỏa mãn trải nghiệm của độc giả

Google làm việc với tiêu chí xây dựng mọi nội dung tốt nhất cho người dùng. Chính vì thế, họ hoàn toàn không muốn việc khách hàng phải vào một website rồi trở ra tìm kiếm một trang khác, hiện tượng này được gọi là “pogo sticking”.

Thuật ngữ Search Intent trong SEO

Một vài mẹo nhỏ tối ưu trải nghiệm người dùng dành cho các webmaster:

  • Phông chữ 14+: bên cạnh nội dung hay thì việc bài viết được trình bày rõ ràng, đẹp mắt cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu để giữ chân độc giả.
  • Tiêu đề phụ: thay vì họ phải ngồi đọc toàn bộ bài viết hoặc lướt từ trên xuống dưới để xem qua các Heading. Thì tốt hơn hết, bạn nên xây dựng tiêu đề phụ nhằm giúp cho bài viết mạch lạc hơn.
  • Kết hợp hình ảnh và video: để trình bày logic và sinh động hơn, bạn có thể thêm một vài hình ảnh hoặc video trong bài viết bổ sung vào phần kết.
  • Sử dụng công cụ Google Analytic: Các SEOer có thể tham khảo và sử dụng phương thức này để dễ dàng trong việc quản lý và phát triển website.
  • Tối giản lượng popup: càng giảm khả năng người dùng thoát trang, website của bạn sẽ càng được Google đánh giá cao. Họ không thích việc popup và khách hàng cũng thế.

Truy vấn User Intent điều hướng

Đây là cách truy vấn để tìm một trang web mà người dùng đã định hướng trước. Chính vì thế mà rất ít khi họ popup để tìm thông tin khác. Tuy nhiên để đạt được điều này, bạn phải hiểu rõ Search Intent là gì? Cũng như cần thiết kế trang web có đầy đủ những mục: dịch vụ, tin tức, sản phẩm, thương hiệu…. nhằm đáp các ứng nhu cầu tìm kiếm của người đọc.

Tối ưu trang thương mại

Từ năm 2019 đến nay, việc mua bán online tạo nên một bước nhảy vượt bậc cho các trang thương mại điện tử.

Truy vấn User Intent điều hướng

Cụ thể, khi họ tìm kiếm từ khóa như “đồng hồ apple watch”, Google sẽ trả các kết quả là những trang thương mại điện tử. Trong đó bao gồm nội dung sản phẩm, thông tin liên quan đến giao dịch, review, đánh giá… Vì thế, nếu muốn website của bạn đạt thứ hạng cao, hãy tạo một trang được tối ưu Search Intent với đầy đủ các giao dịch, mua bán sản phẩm.

Cải thiện nội dung hiện có

Trên thực tế, bạn có thể bắt gặp rất nhiều bài viết tốt, lượt backlink lớn nhưng vẫn không đạt được thứ hạng cao trên Google. Nếu chẳng may bạn cũng vướng phải trường hợp này thì rất có thể nội dung đã mắc lỗi trong việc xác định Search Intent.

Một giải pháp tối ưu giải quyết cho rắc rối này là bạn hãy thực hiện kiểm tra ý định tìm kiếm và tối ưu nội dung, cải thiện những vấn đề chưa tốt để phù hợp với Search Intent của khách hàng.

Thực hiện tối ưu Search Intent nâng cao

Lấy ví dụ như khi khách hàng truy vấn “giày sneaker”, tức mục đích của họ là thực hiện giao dịch (mua giày sneaker). Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, việc thực hiện mua chưa phải là mục đích duy nhất và họ vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng.

Cách tối ưu search intent nâng cao

Thực tế, kết quả tìm kiếm đã chứng minh rằng ngoài việc giao dịch, người dùng còn muốn tìm các thông tin khác của sản phẩm như: thương hiệu, dịch vụ, tin tức, review… Điều này khiến các thứ hạng đầu của Google trở nên đa dạng hơn bao gồm cả những trang mua bán, blog và web cung cấp thông tin về sản phẩm.

Vậy cách để tối ưu Search Intent là gì? Đơn giản là bạn chỉ cần nắm bắt rõ về mục đích của khách hàng khi truy vấn. Sau đó tiến hành viết nội dung và cung cấp cho họ những thông tin dựa trên nhu cầu tìm kiếm.

Tổng kết

Cuối cùng, việc hiểu rõ Search Intent là gì và sử dụng thành thạo ý định tìm kiếm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các SEOer trong việc tối ưu website. SEOStartUp hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để bứt phá hơn trong công việc. Hãy để SEOStartUp giúp bạn với dịch vụ viết bài SEO chất lượng, chuẩn SEO, tối ưu ý định tìm kiếm của người dùng.

Bài viết liên quan
Dịch vụ Google Ads Báo giá SEO Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình SEO Liên hệ nhận báo giá