Lỗi 404 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404 Not Found

Lỗi 404 là một trong những lỗi phổ biến mà người dùng thường gặp trên website. Ảnh hưởng của nó khiến cho người dùng khó chịu đồng thời làm cho website của SEOer bị rớt hạng trên Google. Vậy nguyên nhân của lỗi 404 xuất hiện từ đâu và cách khắc phục như thế nào? Thông qua bài viết lỗi 404 là gì của SEOStartUp sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nó và có những biện pháp phù hợp để cải thiện trang web của mình.

Lỗi 404 là gì?

Lỗi 404 là thông báo khi người dùng cố gắng truy cập vào trang web không tồn tại và được trả về từ web server. Thông thường, con số 404 là mã trạng thái HTTP mà máy chủ sử dụng để mô tả về các lỗi này. Các lỗi 404 xuất hiện nhiều gây khó chịu cho người dùng. Đối với web cá nhân, chủ yếu thường gặp lỗi 404 Not Found.

lỗi 404 là gì

Một số thông báo lỗi 404 error trên máy tính

Tùy thuộc vào từng website, máy sẽ có những thông báo lỗi 404 khác nhau. Sau đây là một số mã trạng thái HTTP 404 được hiển thị trên màn hình:

  • 404 Error
  • 404 Not Found
  • Error 404
  • The requested URL [URL] was not found on this server
  • HTTP 404
  • Error 404 Not Found
  • 404 File or Directory Not Found
  • HTTP 404 Not Found
  • 404 Page Not Found

Các nguyên nhân gây ra lỗi 404 mà người dùng thường gặp hiện nay

Hiện nay, có nhiều yếu tố gây ra lỗi Error 404 nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:

Sai mã code

Code đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thiết kế website, khi người lập trình sai sót một lỗi nhỏ hay thiếu bất kì một ký tự nào trong mã code cũng khiến web báo lỗi và tạo ra link URL bị sai.

Mode Rewrite

Đôi lúc, người dùng đã chuyển hướng URL đến trang mới nhưng lại bật mod_rewrite ở trong .htaccess dẫn đến xuất hiện lỗi 404 Error trên website.

Thay đổi URL

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi Error 404 phổ biến nhất trên website. Khi người dùng chuyển hướng URL sang đường dẫn mới nhưng không thông báo cho các công cụ tìm kiếm của Google, tất nhiên Google không truy cập được địa chỉ mới và nó báo lỗi 404 Not Found.

lỗi 404 error

Bên cạnh đó, lỗi 404 cũng có thể do người dùng gây nên, đôi khi người dùng nhập sai địa chỉ URL hoặc website đã được chuyển đến một trang mới hoặc đã bị xóa mà người dùng chưa biết.

Một số cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả cho người dùng

Tải lại trang (Reload page)

Tải lại trang là thao tác đơn giản cho người dùng khi sử dụng bị lỗi 404 trên website. Hãy dùng những tính năng có sẵn của Google như nhấn F5 trên bàn phím hoặc CTRL+R. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấn nút Refresh/Reload (biểu tượng mũi tên quay tròn) hoặc đặt trỏ chuột vào URL trên thanh địa chỉ rồi nhấn nút Enter để tải lại trang.

Nhiều lúc máy chủ bị trục trặc nên sau khi thực hiện thao tác Refresh trang sẽ được tải lại và hoạt động Page bình thường.

Kiểm tra địa chỉ URL

Lỗi 404 Page Not Found thường xuất hiện khi người dùng nhập sai URL hoặc đường link dẫn từ trang khác bị sai. Để đảm bảo không bị lỗi 404 người dùng nên kiểm tra lại địa chỉ truy cập cho đúng.

Tìm kiếm địa chỉ URL

Trong nhiều trường hợp, người dùng nhập sai URL do quên địa chỉ chính xác của website hoặc do trang web đổi địa chỉ chuyển hướng tới trang mới. Lúc đó, khi khắc phục lỗi 404 Error nhanh nhất người dùng hãy sử dụng Google để tìm kiếm URL mới bằng cách: nhập địa chỉ web (URL) + từ khóa tìm kiếm.

lỗi 404 not found

Sửa lại URL

Khi gặp các đường dẫn dài có nhiều danh mục, người dùng có thể xóa bớt đuôi phía sau cho đến khi tìm được website.

Lư ý: Khi người dùng xóa bớt danh mục trên URL và truy cập được website nhưng không tìm được danh mục như mong muốn, hãy tìm kiếm thông tin bằng công cụ Search trên Home Page. Nếu trang không có hộp tìm kiếm, hãy điều hướng tới trang cần tìm bằng thực đơn danh mục của website.

Thay đổi DNS

Toàn bộ website truy cập đều báo lỗi 404, đặc biệt khi người dùng truy cập được web trên điện thoại hoặc ở thành phố khác thì hãy thay đổi DNS trên máy tính. Lỗi 404 Error xảy ra trên toàn bộ website không phải lỗi phổ biến trừ khi nhà cung cấp mạng (ISP) hay do chính phủ lọc, chặn website này để ngăn chặn truy cập. Nếu gặp trường hợp này, người dùng chỉ còn cách đổi DNS.

Xóa bộ nhớ Cache

Người dùng truy cập vào URL từ điện thoại thành công nhưng không truy cập vào được trên máy tính hãy thử xóa bộ nhớ đệm Cache trên trình duyệt Tablet. Trang bị lỗi 404 Not Found có thể do dữ liệu lưu giữ trên trình duyệt web của người dùng. Việc xóa Cache của trình duyệt không gây ảnh hưởng đến trải nghiệm web mà chỉ mất thêm một vài phút để tải xuống dữ liệu trong Cache thôi.

Liên hệ người có chuyên môn

Nếu người dùng không có nhiều kinh nghiệm về web và sau khi thực hiện các cách trên nhưng vẫn không khắc phục được lỗi 404 thì cách tốt nhất là nhờ sự hỗ trợ của lập trình viên, thiết kế website hay nhà quản trị trực tiếp website.

lỗi 404 ảnh hưởng đến SEO

Lỗi 404 Not Found ảnh hưởng thế nào đến SEO?

Khi người dùng đăng nhập để sử dụng trên website nhưng máy lại thông báo lỗi 404 Page Not Found nhiều lần gây cảm giác khó chịu đối với người tìm kiếm. Các lỗi 404 khiến người dùng chán nản và thoát website nhiều hơn. Lỗi 404 có tác động gián tiếp đến SEO thông qua lượt truy cập và tương tác của khách hàng giảm, phản hồi tiêu cực dẫn đến Google đánh giá thấp website của bạn.

Các website kiểm tra lỗi 404 miễn phí

Để hạn chế các ảnh hưởng của lỗi 404 gây ra cho SEOer và người dùng, các nhà quản trị cần phải thường xuyên kiểm tra các URL và khắc phục chúng. Để giảm thiếu thời gian phát hiện lỗi theo cách thủ công thì hãy sử dụng các website kiểm tra lỗi 404 free dưới đây:

Google Webmaster Tools

Google Webmaster Tools là sản phẩm của Google và là công cụ quen thuộc đối với các SEOer sử dụng để kiểm tra lỗi 404.

Ngoài tính năng phát hiện lỗi, công cụ này còn giúp thu thập và thống kê danh sách các dữ liệu bị lỗi có trong website. Người sử dụng vào phần thu thập dữ liệu chọn lỗi thu thập dữ liệu để tìm các URL bị lỗi. Tính năng rất hữu ích cho người dùng, đặc biệt là dành cho các nhà Webmaster chuyên nghiệp.

HTTP 404 Not Found

Xenu Link Sleuth

Xenu là công cụ để dò tìm toàn bộ liên kết của một website bất kì chứ không phải chỉ có chức năng tìm kiếm những liên kết đã bị lỗi. Cách hoạt động của phần mềm này là dựa trên việc rà soát các liên kết theo kiểu tính chất bắc cầu từ trang này sang trang khác. Sau khi quét xong, nó trả về kết quả thống kê đầy đủ cho người dùng.

Nhược điểm của công cụ này là nếu như website của người dùng có nhiều trang bị lỗi thì sẽ tốn khá nhiều thời gian để công cụ check lỗi. Sau khi phần mềm phát hiện ra link bị lỗi thì người dùng ấn chuột phải vào nó rồi tiếp tục chọn URL Properties để xem link đó nằm ở đâu trong trang và khắc phục.

Screamingfrog Spider SEO

Một công cụ kiểm tra lỗi 404 miễn phí khá phổ biến tiếp theo là phần mềm Screamingfrog Spider SEO. Ưu điểm của công cụ này là nó hỗ trợ SEO tìm kiếm lỗi tốt hơn vì nó cung cấp thêm một số chức năng khác như kiểm tra các liên kế, phân tích các chỉ số của liên kết hoặc kiểm tra SEO Onpage…

HTTP 404

Tuy nhiên, nhược điểm của Screamingfrog Spider SEO là giới hạn thu nhập đối đa là 500 liên kết URL cho một người dùng. Mặc dù đây là công cụ miễn phí nhưng nếu như người dùng sử dụng nhiều hơn thì phải trả thêm phí. Trong các trường hợp, người dùng không sử dụng và phụ thuộc nhiều vào nó thì cũng không cần thiết để mua.

Linkchecker

Công cụ Linkchecker ưu tiên sử dụng các hệ điều hành Linux để kiểm tra lỗi 404. Phần mềm này hỗ trợ trên nhiều nền tảng chẳng hạn như Windows, Ubuntu, Linux… Người dùng có thể cài đặt phần mềm này vào web server và sử dụng được ngay trên môi trường web. Nếu người dùng có một máy chủ mạnh thì có thể cài ngay phần mềm này để kiểm tra cho nhanh không cần phải lo lắng.

Lời kết

Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp cho người dùng hiểu được rõ hơn về Lỗi 404 là gì, nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404 nhanh và hiệu quả nhất. Mong rằng các SEOer sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra được các liên kết trong web, nhanh chóng xử lý để giúp website luôn ổn định và tương tác tốt với người truy cập.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan
Dịch vụ Google Ads Báo giá SEO Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình SEO Liên hệ nhận báo giá